Một số thành tựu nổi bật về NCKHCN qua các giai đoạn:


1. Giai đoạn 1975 đến 1978:

- Tham gia các đoàn điều tra đất các tỉnh Miền Nam, góp phần tổng hợp và biên tập Bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 do Ban biên tập Bản đồ đất Việt Nam phân công. Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước năm 1990; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
- Tham gia điều tra đất, tổng hợp, biên tập và xuất bản Bản đồ đất Miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000

2. Giai đoạn 1978 đến 1983:
- Tham gia Chương trình điều tra Tây Nguyên I.
- Triển khai thực hiện Dự án: Điều tra cơ bản Đồng bằng sông Cửu Long:
- Điều tra cơ bản đất Đồng bằng sông Cửu Long và Cải tạo đất Đồng bằng sông  Cửu Long.

3. Giai đoạn  1983 đến 1984:
- Tham gia Chương trình Atlas Quốc gia do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì, đã xây dựng Bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/2.000.000. Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005.

4. Giai đoạn 1983 đến 1985:
- Tham gia đề tài Phân loại chi tiết đất phèn Việt Nam, trong Chương trình mã số: 02-11,đề tài mã số: 01- 01- 05.
- Tham gia đề tài Nghiên cứu phương pháp xây dựng Bản đồ đánh giá độ phì nhiêu thực tế đất, trong Chương trình mã số 02A.
      
5. Giai đoạn 1986 đến 1990:
- Tham gia Chương trình Tây Nguyên II mã số 48C, đề tài 06-03: Đánh giá mức độ thích hợp của đất Tây Nguyên với các cây: Cà phê, chè, cao su và dâu tằm.
- Tham gia Chương trình thâm canh lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

6. Giai đoạn 1995 đến nay:
a. Kết quả về nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật về điều tra, phân loại đất, đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai.

Qua đề tài trọng điểm cấp Bộ: Xây dựng hệ phân loại đất Việt Nam áp dụng cho việc lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn. Hệ phân loại VN mới này được xây dựng dựa trên cơ sở các hệ phân loại tiên tiến trên thế giới như: FAO-UNESCO, Soil Taxonomy... nên có nhiều ưu điểm như: định lượng hóa được các chỉ tiêu phân cấp, dễ hiểu và dễ áp dụng trong khi xây dựng bản đồ đất tỷ lệ lớn. Kết quả của đề tài đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là Quy trình kỹ thuật và cho phép khu vực hóa.

Thực hiện đề tài: "Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo phương pháp phân tích hệ thống áp dụng cho địa bàn cấp huyện". Kết quả đề tài đã được thực hiện thành công và báo cáo tại Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, được công nhận là Biện pháp kỹ thuật mới cho khu vực hóa (Quyết định số 5674 QĐ/BNN-KHCN ngày 16 tháng 12 năm 2002).

Thực hiện điều tra, đánh giá và quy hoạch vùng sản xuất bưởi đặc sản Đoan Hùng cho huyện với diện tích 1.300 ha. Các kết quả nghiên cứu là những cơ sở dữ liệu quan trọng nhằm giúp cho huyện hoạch định được kế hoạch phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đạt hiệu quả cao trong sử dụng đất đai hợp lý và bền vững, được UBND huyện Đoan Hùng đánh giá rất cao và tặng Giấy khen.

Thông qua các dự án về xác lập và quản lý quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho một số cây trồng: Bưởi Đoan Hùng; Cam Vinh; Vải Lục Ngạn;  Quế Văn Yên ; Cói Nga Sơn; Xoài Yên Châu; Tiêu Quảng Trị; Sâm Ngọc Linh đã xác định được tính đặc thù về đất đai, mối tương quan giữa đất đai và chất lượng sản phẩm đối với một số cây trồng đặc sản của Việt Nam. Đến nay đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận quyền chỉ dẫn địa lý đối với “Đoan Hùng” cho cây bưởi của tỉnh Phú Thọ; “Lục Ngạn” cho cây vải của tỉnh Bắc Giang; “Văn Yên” cho cây quế của tỉnh Yên Bái.
Ngoài ra Bộ môn giúp các tỉnh Hà Nam, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Giang, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) có được những định hướng trong quy hoạch sử dụng đất theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững qua đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất nông nghiệp.  Kết quả được Hội đồng khoa học các tỉnh đánh giá từ khá đến suất sắc. Đã được UBND tỉnh Hà Nam, Yên Bái tặng Bằng khen.
           
Hợp tác với nước bạn Lào trong “Đánh giá xây dựng bản đồ đất và phân vùng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho một số huyện của CHDCND Lào”. Kết quả thực hiện: Đã hoàn thành và đã được báo cáo, nghiệm thu; được phía bạn đánh giá cao kết quả nghiên cứu.

b. Nghiên cứu quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các loại đất; các quá trình thổ nhưỡng chủ đạo trong điều kiện nhiệt đới ẩm Việt Nam.

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về đặc điểm chính về vi hình thái và khoáng sét của các loại đất như: đất cát biển; đất xám; đất phù sa; đất mặn, đất phèn; đất đỏ vàng phát triển trên một số loại đá. Làm cơ sở cho việc nghiên cứu và quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các loại đất cũng như cung cấp thêm thông tin cho bảo tàng đất Việt Nam.

Đánh giá được độ phì nhiêu đất bạc màu ở miền Bắc Việt Nam qua chương trình hợp tác với Viện nghiên cứu kali quốc tế. Thông qua dự án đã xây dựng được bản đồ đặc điểm độ phì nhiêu đất đai của 3 vùng Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Sóc Sơn từ đó có những khuyến cáo quản lý dinh dưỡng, cũng như sử dụng phân bón đa lượng P, K và dinh dưỡng trung lượng như Mg.

c. Nghiên cứu xây dựng các loại bản đồ về đất.

Thực hiện đề tài: "Nghiên cứu quy trình xây dựng bản đồ sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao cho một số cơ cấu cây trồng chính quy mô cấp huyện".
Thời gian thực hiện: Năm 2001, 2002.
Kết quả thực hiện: Đã hoàn thành và đã báo cáo tại Hội nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, được công nhận là Biện pháp kỹ thuật mới cho áp dụng trong sản xuất (Quyết định số 5674 QĐ/BNN-KHCN ngày 16 tháng 12 năm 2002).

d. Xây dựng trung tâm thông tin và tư liệu đất Việt Nam:

Thực hiện Dự án "Điều tra cơ bản, đánh giá chất lượng đất để lập bộ sưu tập mẫu tiêu bản và cơ sở dữ liệu về các loại đất chính Việt Nam". Xây dựng Trung tâm thông tin tư liệu về đất Việt Nam (Bảo tàng đất VN).
Dự án được thực hiện từ năm 1995 đến năm 2002.
Kết quả: trưng bày được 63 phẫu diện đất nguyên khối với các thông tin tư liệu kèm theo; đưa Bảo tàng đất vào hoạt động rất có hiệu quả. Hàng năm, có hàng trăm lượt sinh viên các Trường Đại học, các cán bộ nghiên cứu về đất và nông nghiệp trong và ngoài nước về kiến tập, tìm hiểu, trao đổi về các loại đất của nước ta. Đồng thời, thông qua dự án này, đã xuất bản được quyển sách Những thông tin cơ bản về các loại đất chính của Việt Nam.

e. Một số thành tựu khác:
"Xây dựng mô hình canh tác lúa nương bền vững trên nương định canh tỉnh Yên Bái". (1998 - 2000). Dự án đã áp dụng giống lúa mới (LN 931), đưa năng suất lúa từ 500-800 kg/ha lên 2.000-2.200 kg/ha, góp phần tăng sản lượng lương thực tại điểm xây dựng mô hình. Đồng thời, đã trồng xen 5 ha quế tại huyện Văn Chấn trên đỉnh nương định canh.

"Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển kinh tế hộ ở hai xã vùng cao Púng Luông và Zế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái".         ( 2000, 2002). Kết quả: Xây dựng được hai mô hình phát triển kinh tế hộ. Trồng xen được 50 ha rừng bằng cây Sơn Tra và Sa Mộc. Đưa năng suất lúa nước từ 35-40 tạ/ha lên 60-80 tạ/ha. Đưa năng suất lúa nương từ 800-1.000 kg/ha lên 2.000-2.500 kg/ha. Chọn mua được 40 con trâu, bò giống tốt, to, khỏe để phát cho các hộ tham gia Dự án. Tập huấn cho 480 lượt người về kỹ thuật thâm canh lúa lai, canh tác bền vững trên đất dốc và kỹ thuật chăn nuôi; phòng trị bệnh cho gia súc. Đào tạo được 240 kỹ thuật viên có khả năng áp dụng các TBKT nông nghiệp, các kỹ thuật viên này đã là cán bộ nòng cốt để tuyên truyền; hướng dẫn mở rộng các kết quả đã đạt được của Dự án. Trên cơ sở các kết quả thực hiện các Dự án trên, tập thể Phòng đã được UBND Tỉnh Yên Bái tặng Bằng khen.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More